Nếu như các mẹ bầu khác thường nghén chua và ngọt thì khi mang bầu Su, mình lúc nào cũng thích ăn mặn.
Khẩu vị của mình đã thay đổi hoàn toàn từ lúc mang thai, các món mặn luôn được mình lựa chọn và thích thú. Tuy nhiên, việc ăn mặn khi bầu bí sẽ không tốt cho sức khỏe của mình và con nên mình đã quyết tâm lên một kế hoạch để giảm bớt độ nghén ấy và có chế độ ăn uống khoa học hơn. Nếu mẹ nào cũng bị nghén mặn như mình thì hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé!
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có sự thay đổi hormone đáng kể và thường dự trữ nhiều nước hơn khiến nhu cầu về muối natri tăng lên cùng với tình trạng ốm nghén làm bạn thường hay cảm giác nhạt miệng. Bởi vậy, hiện tượng nghén mặn trong thời gian mang bầu là hoàn toàn tự nhiên nên bạn không cần quá lo lắng. Và triệu chứng này sẽ chấm dứt khi quý 2 của thai kỳ.
Sau hơn 1 tháng mang thai, mình tiết nước bọt nhiều hơn và lúc nào cũng có cảm giác nhạt miệng. Thậm chí, có lúc mình ngồi nhấm nháp hết cả một gói bột canh nhỏ. Món ăn do mình nấu luôn bị mẹ và chồng kêu là mặn. Tình trạng nghén mặn của mình ngày càng nặng hơn.
Như bạn đã biết, khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần thêm nhiều muối vào thức ăn của mình mà ngược lại chứng thèm ăn mặn thiếu kiểm soát sẽ đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Đó là bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phù nề, tăng huyết áp bất thường, mất cân bằng lượng nước trong cơ thể và thường xuyên bị mệt mỏi. Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp, khiến bạn dễ bị viêm họng.
Biết được hậu quả nghiêm trọng của viêc nghén mặn trong thời kỳ bầu bí nên mình đã quyết định lập một chế độ ăn uống riêng để hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Quá trình khó khăn này thành công được là nhờ có sự hỗ trợ của cả gia đình mình.
Sau đây mình xin chia sẻ một số bí kíp nhỏ của bản thân:
- Để sự thay đổi trong chế độ ăn không quá đột ngột thì mình từ từ loại bỏ các món mặn trong thực đơn hàng ngày và thích nghi dần với chế độ ăn nhạt hơn. Trước hết, mình hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn và không cho nhiều muối trong các món ăn. Thay vì cho nhiều muối cho nồi cháo hay súp thì mình sẽ thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để tăng chất xơ và các vitamin cần thiết mà lại góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối. Những món luộc hay hấp thường được đưa vào thực đơn thay cho các món xào, rang, kho trước đây và hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối… Danh sách thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, pho mát… và các loại cá khô cũng được mình loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày. Do các đồ ăn này thường được dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản được lâu hơn nên chúng có chứa hàm lượng muối cao hơn rất nhiều so với những món được chế biến từ thực phẩm tươi sống trong ngày.
- Mình tự lên một thời khóa biểu dành cho các bữa ăn trong ngày: chia thành nhiều bữa nhỏ với những khẩu phần khác nhau sao cho cân bằng lượng chất dinh dưỡng thật khoa học. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn chất mặn ra khỏi thực đơn của mình. Các loại bánh mặn hay nước chanh muối vẫn được mình sử dụng nhưng với liều lượng phù hợp và không lạm dụng quá nhiều như thời gian trước.
- Để tránh việc không kiểm soát được sở thích ăn mặn trong thai kỳ, mình đã tuyệt đối không để các loại thức ăn mặn, khô ở bên người. Thay vào đó, từng lượng nhỏ một được mình chia và chỉ mang theo khi có trong khẩu phần ăn trong ngày. Mình ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh hơn (chú ý là ăn trái cây không chấm muối).
- Mình tích cực uống nhiều nước hơn như một thói quen hàng ngày mà không phải chỉ khi khát mới uống. Những lúc thấy lượng nước bọt tiết ra nhiều và có cảm giác nhạt miệng thì mình thường uống một cốc nước hoặc ăn thêm quả tươi. Làm như vậy vừa hạn chế được sự háo nước của cơ thể lại vừa bổ sung các chất dinh dưỡng hữu ích từ hoa quả.
- Mình cũng rèn cho bản thân thói quen ăn chậm và nhai kỹ vì khi ăn như vậy mình sẽ cảm nhận được mùi vị của món ăn rõ hơn mà lại tốt cho hệ tiêu hóa và cũng thấy đậm đà hơn, không còn thấy nhạt miệng nữa.
Việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và con yêu. Bạn hãy kiên trì để triệu chứng nghén mặn dần giảm bớt và có được một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Chúc bạn thành công!
Kinh nghiệm chia sẻ của Mẹ Susu(theo Eva)
Khẩu vị của mình đã thay đổi hoàn toàn từ lúc mang thai, các món mặn luôn được mình lựa chọn và thích thú. Tuy nhiên, việc ăn mặn khi bầu bí sẽ không tốt cho sức khỏe của mình và con nên mình đã quyết tâm lên một kế hoạch để giảm bớt độ nghén ấy và có chế độ ăn uống khoa học hơn. Nếu mẹ nào cũng bị nghén mặn như mình thì hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé!
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có sự thay đổi hormone đáng kể và thường dự trữ nhiều nước hơn khiến nhu cầu về muối natri tăng lên cùng với tình trạng ốm nghén làm bạn thường hay cảm giác nhạt miệng. Bởi vậy, hiện tượng nghén mặn trong thời gian mang bầu là hoàn toàn tự nhiên nên bạn không cần quá lo lắng. Và triệu chứng này sẽ chấm dứt khi quý 2 của thai kỳ.
Sau hơn 1 tháng mang thai, mình tiết nước bọt nhiều hơn và lúc nào cũng có cảm giác nhạt miệng. Thậm chí, có lúc mình ngồi nhấm nháp hết cả một gói bột canh nhỏ. Món ăn do mình nấu luôn bị mẹ và chồng kêu là mặn. Tình trạng nghén mặn của mình ngày càng nặng hơn.
Như bạn đã biết, khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần thêm nhiều muối vào thức ăn của mình mà ngược lại chứng thèm ăn mặn thiếu kiểm soát sẽ đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Đó là bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phù nề, tăng huyết áp bất thường, mất cân bằng lượng nước trong cơ thể và thường xuyên bị mệt mỏi. Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp, khiến bạn dễ bị viêm họng.
Biết được hậu quả nghiêm trọng của viêc nghén mặn trong thời kỳ bầu bí nên mình đã quyết định lập một chế độ ăn uống riêng để hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Quá trình khó khăn này thành công được là nhờ có sự hỗ trợ của cả gia đình mình.
Sau đây mình xin chia sẻ một số bí kíp nhỏ của bản thân:
- Để sự thay đổi trong chế độ ăn không quá đột ngột thì mình từ từ loại bỏ các món mặn trong thực đơn hàng ngày và thích nghi dần với chế độ ăn nhạt hơn. Trước hết, mình hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn và không cho nhiều muối trong các món ăn. Thay vì cho nhiều muối cho nồi cháo hay súp thì mình sẽ thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để tăng chất xơ và các vitamin cần thiết mà lại góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối. Những món luộc hay hấp thường được đưa vào thực đơn thay cho các món xào, rang, kho trước đây và hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối… Danh sách thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, pho mát… và các loại cá khô cũng được mình loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày. Do các đồ ăn này thường được dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản được lâu hơn nên chúng có chứa hàm lượng muối cao hơn rất nhiều so với những món được chế biến từ thực phẩm tươi sống trong ngày.
- Mình tự lên một thời khóa biểu dành cho các bữa ăn trong ngày: chia thành nhiều bữa nhỏ với những khẩu phần khác nhau sao cho cân bằng lượng chất dinh dưỡng thật khoa học. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn chất mặn ra khỏi thực đơn của mình. Các loại bánh mặn hay nước chanh muối vẫn được mình sử dụng nhưng với liều lượng phù hợp và không lạm dụng quá nhiều như thời gian trước.
- Để tránh việc không kiểm soát được sở thích ăn mặn trong thai kỳ, mình đã tuyệt đối không để các loại thức ăn mặn, khô ở bên người. Thay vào đó, từng lượng nhỏ một được mình chia và chỉ mang theo khi có trong khẩu phần ăn trong ngày. Mình ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh hơn (chú ý là ăn trái cây không chấm muối).
- Mình tích cực uống nhiều nước hơn như một thói quen hàng ngày mà không phải chỉ khi khát mới uống. Những lúc thấy lượng nước bọt tiết ra nhiều và có cảm giác nhạt miệng thì mình thường uống một cốc nước hoặc ăn thêm quả tươi. Làm như vậy vừa hạn chế được sự háo nước của cơ thể lại vừa bổ sung các chất dinh dưỡng hữu ích từ hoa quả.
- Mình cũng rèn cho bản thân thói quen ăn chậm và nhai kỹ vì khi ăn như vậy mình sẽ cảm nhận được mùi vị của món ăn rõ hơn mà lại tốt cho hệ tiêu hóa và cũng thấy đậm đà hơn, không còn thấy nhạt miệng nữa.
Việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và con yêu. Bạn hãy kiên trì để triệu chứng nghén mặn dần giảm bớt và có được một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Chúc bạn thành công!
Kinh nghiệm chia sẻ của Mẹ Susu(theo Eva)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét